Tập trung chăm sóc lúa vụ Đông xuân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Hiện, toàn thị trấn đã xuống giống 100% diện tích, hiện lúa đang trong giai đoạn để nhánh. Tuy nhiên điều kiện thời tiết cũng thích hợp cho nhiều loại sinh vật gây hại phát sinh, phát triển có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng và năng suất lúa. Để bảo vệ lúa tránh khỏi những nguy hại, theo chỉ đạo của UBND thị trấn tại Công văn số 28/UBND ngày 15/01/2025, trong dịp trước trong và sau Tết nguyên đán, nông dân nên thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện sớm các loại sâu hại để có cách xử lý kịp thời. cụ thể:
1. Trước và trong Tết Nguyên đán 2025
a) Đối với cây lúa:
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng và tăng cường công tác dự tính, dự báo các đối tượng sinh vật gây hại cho cây trồng, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ kịp thời, có hiệu quả một số đối tượng sinh vật gây hại chính trước, trong và sau Tết Nguyên đán như: Bệnh đạo ôn lá, sâu năn, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, ... phát sinh gây hại lúa Đông Xuân.
Ảnh: Nông dân TDP Uy Năng phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại lúa
b) Đối với cây rau màu
- Đối với diện tích cây rau màu đã xuống giống cần tranh thủ xới xáo, phá váng, làm cỏ; chăm sóc, tỉa, dặm và bón phân theo quy trình kỹ thuật để giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt; khẩn trương làm đất, xuống giống đối với diện tích còn lại.
- Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các loại sinh vật gây hại trên cây rau màu như: bệnh lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn,....; tổ chức thực hiện tốt việc phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong quá trình sản xuất.
2. Sau Tết Nguyên đán 2025:
Nông dân tích cực thăm đồng sớm, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng, chăm sóc cây trồng theo đúng thời kỳ sinh trưởng, phát triển.
Cùng với các biện pháp nêu trên Nông dân cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị sản xuất; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất như: Quản lý dịch hại tổng hợp IPM, Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), “3 giảm, 3 tăng” “1 phải, 5 giảm” nhằm giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi, bảo vệ thiên địch, giảm phát thải khí nhà kính, giảm giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.