Phòng trừ sâu, bệnh gây hại lúa vụ Đông Xuân 2024 - 2025
Sản xuất lúa vụ Đông Xuân được xem là vụ sản xuất chính và cho năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên điều kiện thời tiết cũng thích hợp cho nhiều loại sinh vật gây hại phát sinh, phát triển có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, chất lượng và năng suất lúa.
Ảnh: Lúa vụ Đông xuân TDP Uy Năng đang trong giai đọa đẻ nhánh
Theo Thông báo số 01/ TB – TTDVNN ngày 23/01/2025 của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, hiện nay, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân 2024-2025 theo số liệu điều tra, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn lá đang phát sinh gây hại trên trà lúa đẻ nhánh rộ với diện tích như sau:
- Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên trà lúa đẻ nhánh với tổng diện tích 05 ha (nhiễm nhẹ). Phân bổ trên toàn huyện với mật độ phổ biến từ 15 - 25 con/m², sâu đang phát sinh gây hại ở tuổi 2 và tuổi 3.
- Bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại với tổng diện tích nhiễm 02 ha (nhiễm nhẹ). Phân bổ toàn huyện với mật độ phổ biến từ 5% - 6% /dảnh
Để bảo vệ sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2024-2025, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sinh vật gây hại gây ra, người dân cân chú ý thực hiện các biện pháp sau:
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Sâu đang phát sinh gây hại trên trà lúa đẻ nhánh có khả năng sâu sẽ phát sinh gây hại nặng nên người dân thường xuyên kiểm tra lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái khi thấy sâu non ở mật độ 25 con/m² thì sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Emamectin 5 benzoate, Indoxacarb, Chlorantraniliprole, Lambda-cyhalothrin… (có tên thương phẩm: Actimax 50WG, Proclaim 1.9EC, Dylan 2EC, Angun 5WP, Opulent 150SC, Newamate 200SC, Ammate 30WG, Clever 150SC, Prevathon 5SC, Cyhella 250CS, Karate 2.5EC, Perdana 2.5EC…) để phun trừ.
Ảnh: Sâu non sâu cuốn lá nhỏ
+ Đối với bệnh đạo ôn lá: Thường xuyên kiểm tra các trà lúa giai đẻ nhánh đến đứng cái, nếu phát hiện tỉ lệ bệnh từ 5% trở lên thì sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Isoprothiolane, Fenoxanil+Isoprothiolane, Chitosan, Bacillus subtilis(tên thương phẩm: Fuan 40EC, Fuji-One 40EC, Ninja 35EC, Lumix 40EC, Credit 450EC, Feliso 360EC, Balus 111WP, Serenade SC, Fusai 50SL, Jolle 1SL...) để phun trừ. Sau khi phun thuốc trừ bệnh khoảng từ 5-7 ngày phải kiểm tra ruộng lúa nếu vết bệnh chưa dừng thì phải phun thêm lần thứ 2.
Ruộng lúa bị "cháy" đạo ôn lá ( Ảnh minh họa)
+ Đối với chuột: Đây là giai đoạn lúa non chuột cắn phát mạnh nên người dân thường xuyên diệt chuột bằng nhiều biện pháp, trong đó chú trọng các biện pháp bẫy cơ học, bảo vệ các loại thiên địch của chuột như trăn, rắn, chim cú… Khi cần sử dụng thuốc để diệt chuột thì nên ưu tiên các loại thuốc trừ chuột thế hệ mới có hoạt chất như Bromadiolone, Coumatetralyl, Flocoumafen… (có tên thương phẩm như Kingcat 0.05RB, Cat 0.25WP, Racumin 0.75TP, Ratmiu 0.75TP, Storm 0.005% block bait, Broma 0.005AB…)
Lưu ý: Chỉ được phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Nồng độ và liều lượng thuốc, lượng nước của từng loại thuốc đã có ghi ở nhãn bao bì.
Khi phun thuốc phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.